Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước, được đầu tư trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật hiện đại, triển khai nhiều kỹ thuật y khoa tiên tiến, cập nhật theo xu hướng của thế giới.
Trung tâm Tiêu hoá Gan mật là một trung tâm lớn trong bệnh viện với lượng người bệnh đến khám, chữa bệnh hàng càng đông, việc hiểu rõ về quy trình khám chữa bệnh và những lưu ý cũng rất quan trọng, từ đó tiết kiệm được thời gian và công sức di chuyển.
Sau đây là các bước khám chữa bệnh nội trú chuyên khoa Tiêu hoá tại bệnh viện Bạch Mai giúp việc khám bệnh được thuận lợi và nhanh chóng.
#Bước 1: Lấy số thứ tự.
Có 2 khu khám bệnh về chuyên khoa Tiêu hoá:
– Phòng khám 309, 308 nhà K2: khu vực khám bảo hiểm y tế, dành cho người bệnh có bảo hiểm y tế, có giấy chuyển tuyến từ các bệnh viện tuyến dưới, hoặc giấy hẹn khám lại BHYT.
-> Lấy số thứ tự và đăng kí phiếu khám ngay tại phòng.
– Khu vực khám bệnh theo yêu cầu: phòng khám 703, 704, 705, 707, 708, 709 K1, dành cho người bệnh khám theo yêu cầu.
-> Lấy số thứ tự và đăng kí phiếu khám tại quầy tiếp đón tầng 1 nhà K1, hoặc đặt lịch khám từ trước qua hotline: 1900 8888 66 (ít nhất trước ngày khám 1 ngày, trong giờ hành
chính).
– Các phòng khám quản lý bệnh mạn tính chuyên khoa Tiêu hoá (tầng 9).
#Bước 2: Lấy phiếu khám và nộp tiền.
– Nhà K2 (khám BHYT): xuất trình giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại BHYT tại quầy tương ứng phòng khám đã hẹn (308, 309).
– Nhà K1: lấy phiếu khám tại quầy tiếp đón (với cả người bệnh đã đặt lịch và chưa đặt lịch khám trước).
#Bước 3: Khám bệnh theo thông tin trên phiếu khám.
– Phiếu khám sẽ có đầy đủ thông tin bao gồm: phòng khám, số thứ tự khám, mã QR để chuyển khoản nộp tiền với người bệnh có thẻ khám bệnh.
– Người bệnh di chuyển đến đúng phòng khám in trên phiếu khám và chờ đến lượt khám theo số thứ tự trên phiếu.
– Bác sĩ thăm khám và chỉ định các cận lâm sàng tuỳ theo tình trạng bệnh.
#Bước 4: Nộp tiền và thực hiện cận lâm sàng theo chỉ định.
– Với người bệnh khám BHYT đúng tuyến: không cần nộp tiền và đi làm các xét nghiệm, cận lâm sàng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
– Với người bệnh khám dịch vụ theo yêu cầu (nhà K1): có 2 hình thức nộp tiền:
+ Nộp tiền trực tiếp tại quầy: tầng 1, tầng 5 và tầng 6 đều có 1 quầy thu viện phí tại mỗi tầng, người bệnh có thể nộp tiền tại quầy gần nhất.
+ Nộp tiền qua hình thức chuyển khoản qua thẻ khám bệnh: người bệnh nạp tiền vào thẻ, các chỉ định cận lâm sàng tự động trừ tiền qua thẻ, người bệnh không cần đi đóng tiền trực tiếp, tiết kiệm được thời gian.
– Người bệnh đi làm các cận lâm sàng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
#Bước 5: Kết luận.
– Sau khi có đầy đủ kết quả cận lâm sàng, người bệnh quay lại phòng khám ban đầu để được bác sĩ kết luận, tư vấn và kê đơn thuốc ngoại trú hoặc nhập viện điều trị nội trú (nếu có chỉ định).
#Bước 6: Mua thuốc/ Lĩnh thuốc BHYT.
– Với người bệnh BHYT đúng tuyến (K2): lĩnh thuốc tại khoa dược (tầng 1 nhà K2) và nhận lại thẻ BHYT.
– Với người bệnh khám dịch vụ: mua thuốc tại quầy thuốc bệnh viện (tầng 1 nhà K1, hoặc các hiệu thuốc trong bệnh viện).
Một số lưu ý:
@ Để đảm bảo quyền lợi cá nhân, tránh sai sót thông tin, người bệnh vui lòng chuẩn bị trước giấy tờ tuỳ thân (CCCD, bằng lái xe, hộ chiếu,..) và luôn kiểm tra lại thông tin cá nhân trên phiếu khám/ phiếu cận lâm sàng trước khi rời khỏi phòng.
@ Người bệnh khám theo yêu cầu: đặt lịch hẹn khám trước qua tổng đài 1900 8888 66 để được ưu tiên khám theo lịch đã hẹn trước.
@ Người bệnh nhịn ăn sáng nếu cần làm các xét nghiệm máu cũng như nội soi dạ dày, đại tràng. Với trường hợp có nguyện vọng nội soi gây mê, hoặc cắt polyp dạ dày, đại tràng cần có người nhà đi cùng.
@ Chuẩn bị sẵn các kết quả xét nghiệm, chụp chiếu từ tuyến trước, hoặc lần khám trước, đơn thuốc, giấy ra viện, chuyển viện… (nếu có).
@ Luôn có các bạn hướng dẫn tại mỗi tầng, nếu có bất cứ thắc mắc về thủ tục hoặc quy trình khám bệnh, hãy xin hướng dẫn để được làm cận lâm sàng một cách nhanh nhất.
@ Luôn cảnh giác với tài sản của mình do giờ cao điểm rất đông người.