Dẫn lưu đường mật và đặt stent đường mật qua da
- Dẫn lưu và đặt stent đường mật qua da
Khi đường mật bị tắc thì mật không lưu thông bình thường được mà ứ lại trong gan gây ra các triệu chứng vàng da, ngứa, tiểu vàng, phân bạc màu, nôn và chán ăn... Điều này gây nguy hiểm và cần phải điều trị. Có thể làm giảm sự tắc nghẽn này bằng cách:
- Dẫn lưu đường mật qua da là dùng 1 ống bằng nhựa chọc qua da vào đường mật, nhằm đưa mật ra ngoài da.
- Đặt một ống sông (sonde) bằng nhựa hoặc kim loại gọi là stent qua da qua chỗ đường mật bị tắc nghẽn để mật lưu thông xuống tá tràng.
- Mục đích của thủ thuật
Làm lưu thông mật, không bị ứ mật lại trong đường mật từ đó làm giảm đau, giảm nhiễm trùng, giảm vàng da, nâng cao chất lượng sống, kéo dài thời gian sống cho người bệnh…
- Người bệnh cần chuẩn bị những gì trước khi làm thủ thuật
- Vào viện, nhịn ăn ít nhất 4 giờ, không cần nhịn uống. Bệnh nhân được dùng kháng sinh và đặt 1 đường truyền.
- Đầy đủ các xét nghiệm: công thức máu, đông máu cơ bản, HIV.
- Thông báo với nhân viên y tế nếu bị dị ứng bất kỳ loại gì.
- Thông báo với bác sỹ các thuốc đang dùng: Thuốc chống đông,…
- Bệnh nhân cần phải thảo luận và biết rõ, đầy đủ mục đích của thủ thuật, các tai biến có thể xẩy ra trước khi ký giấy cam kết.
- Biến chứng có thể gặp của thủ thuật
Mặc dù ít khi xẩy ra nhưng có thể gặp các biến chứng sau:
- Ống dẫn lưu hoặc stent đặt không đúng vị trí.
- Mật có thể rò vào ổ bụng làm bệnh nhân đau và có thể phải rút sonde.
- Sốc nhiễm khuẩn.
- Chảy máu: Có thể phải truyền máu hoặc phẫu thuật để cầm máu.
- Hướng dẫn theo dõi sau thủ thuật
- Đối với dẫn lưu đường mật qua da: Bệnh nhân phải đảm bảo chắc chắn không bị tuộc ống dẫn lưu ra ngoài.
- Bệnh nhân ăn lại bình thường sau làm thủ thuật 2 giờ.
- Thông báo cho nhân viên y tế khi có các biểu hiện: Sốt, đau bụng, dịch hoặc máu chảy ra từ chỗ dẫn lưu…
Xem nhiều